Bài viết này tôi một lòng xin tặng những người đã và đang mang trái tim nhân hậu và tấm lòng nhiệt huyết của mình để làm đẹp cuộc đời !
Cỏ mọc khắp nơi, cỏ theo mỗi bước chân người, cỏ có một sức sống kỳ diệu, dẻo dai và bền bỉ.
Nhiều người đã dùng mọi phương tiện để diệt cỏ, nhưng ngày qua tháng lại, cây cỏ từ cõi chết chúng tái sinh trở lại với dáng hình mới mẻ, trẻ trung. Chúng len lỏi mọc lên từ kẻ đá, nơi vườn rau, hay cả trên lối mòn trải gạch... Nói chung, nơi đâu cũng có mặt của chúng.
Với sự hiện diện của cây cỏ, tôi đã học được bài pháp tuyệt vời và sống động.
Chúng ta thấy rằng, cỏ thường mọc phía dưới bước chân ta, chúng tồn tại nơi một không gian khiêm nhường và thấp bé. Nó không sánh bằng cây to, bụi rậm, nó không quý trọng đẹp đẽ như cây hoa trong vườn, cây bosai trong chậu. Bù lại, nó sống gần với thiên nhiên nhất, nó được tự do nhất. Nó không cần tưới nước vun phân, nó chẳng mong bán buôn hay đổi chác, cho nên sá gì thời tiết đổi thay, sá gì sự lưu tâm chăm sóc hay bị bỏ quên. Chính vì thế mà cây cỏ có được sức sống dẻo dai đến như vậy.
 
Nhờ cây cỏ mà tôi biết nhìn lại chính mình, sửa đổi chính mình, tu tập đức hạnh tại ngay bản thân mình. Tập uốn nắn cái “bản ngã” cao vòi vọi của mình, tập bớt đòi hỏi những vun phân vun xới của cuộc đời, tập đứng bằng đôi chân chân lý vững bền.
Hồi trước tôi có tính chấp ngã nặng nề. Hễ mấy chú sư đệ hay mấy người nhỏ tuổi hơn tôi, hễ ai tỏ ra hỗn láo ngang ngược hay cãi lời, tâm sân giận của tôi bốc lên mãnh liệt, cái bản ngã của tôi trèo lên thêm vài bậc nữa. Vì tôi muốn người khác phải trọng tôi, nễ nang tôi, vì tôi là người lớn mà. Sống lâu lên lão làng chứ sao! Nhiều khi biết mình có lỗi lầm nào đó, nhưng vì bản ngã muôn năm nên tôi không dễ dàng nhận lỗi trước đàn em. Nói chung bản ngã của tôi nó lớn hơn bản tâm thanh tịnh. Càng chấp ngã thì càng bó hẹp tính vị tha, càng hám cái hư danh thì càng mất lòng trung thực và đức tính thiện lương.
Sau một thời gian trải qua cuộc sống này, tôi đi nhiều nơi hơn, nhìn được nhiều sự vật sự việc hơn. Từ đó, tôi nhận ra rằng người khác tôn trọng tôi hay không là do ở tự trái tim họ, khối óc họ phát xuất ra, chứ tuyệt nhiên không ai có quyền áp đặt. Bọn trẻ không kính nễ tôi vì trong mắt họ đàn anh của họ chẳng có gì đáng quý đáng tôn, hoặc giả họ đánh giá sai lầm về tôi. Vậy thì, dù họ đối xử thế nào đi nữa với mình, mình cũng cần nhìn lại chính mình. Và tôi tập tôn trọng cái tôi tập thể, cái hòa khí của đại chúng, xem mình là một thành viên nhỏ nhoi trong cái tôi của đại chúng. Cái tôi của mình phải được cái hòa khí của đại chúng cải hóa và nuôi dưỡng.
Trong quan hệ xả giao với mọi người, tôi vẫn còn coi rẻ kẻ chưa biết sửa mình, chưa hay vun bồi lối sống lương thiện. Tôi không thích cái xấu cái ác của họ đã đành, nhưng cái tốt cái hay tiềm ẩn bên trong họ tôi không thể tìm ra. Mà trong thực tế, nếu biết tập mở lòng ra sẽ thấy người có muôn ngàn điều xấu chí ít cũng có một tính tốt nào đó. Hơn nữa vết xe đỗ của người xấu nó làm bài học về cẩn thận cho ta, giúp cho ta mở mang tầm mắt mà tránh phạm sai lầm tương tợ về sau.
Nhờ quá trình tôi luyện tôi có thể làm cho tâm mình nhẹ nhàng hơn trước những khen chê của thế sự. Người ta dùng lời nhục mạ trước mặt hay sau lưng tôi, đều khiến cho tôi phát sinh tâm hiềm giận, song thời gian xoa dịu vết thương lòng, tôi xoay lại âm thầm cám ơn họ, vì họ đã soi sáng cho tôi biết là tâm tôi chưa hết phiền não! Một vị Thiền sư đã cho tôi bài thuốc trị tâm này : “dù ai đem đến cho mình phiền não, thì đừng nhìn người ấy, hãy nhìn lại tâm phiền não của mình”.
Quý vị thử ngồi trên bãi có, ngồi trên cõi đất bằng này xem, có bị té ngã hay không? Không thể té ngã vì nơi đây là thấp nhất, vững chãi nhất rồi và nơi đây là gần với Bồ Tát tâm địa của quý vị rồi. Ngược lại, người ta hay nói : trèo cao thì té đau là ý nghĩa này vậy. Ngồi dưới thấp không có nghĩa là khom lưng uốn gối quỳ lụy trước bao thế lực kim tiền, hay khiếp sợ trước ba thằng “trùm khủng bố” : đó là tham lam, là sân giận, là si mê. Ngồi tại vị trí gọi là không vị trí, không địa vị ấy đặng an nhàn vững chãi rồi, thì một khi người ấy khởi thân đứng dậy có thể vươn cao lên đến điện các đức Tỳ Lô, rỗng rang vô tận, tự tại vô cùng.
Có ai từng dùng quyền uy và thế lực, hay bằng mỵ ngữ sảo ngôn, hoặc danh vị bạc tiền mua chuộc, vài tiếng thơm xua nịnh của đầu môi ngọn lưỡi. Đó gọi là lõi cây mụt nát được phết sơn sáng ngời. Lúc này, người ta sợ oai thế của mình mà khom lưng uốn gối, chứ không phải kính nhường hay tôn trọng. Kẻ dùng thế lực áp đảo người, người ta sợ chứ không nễ trọng, chẳng khác nào họ sợ cọp dữ trong rừng. Chính vì thế ta tập ngồi thấp để dẹp trừ bản ngã, thì khi ngồi cao vẫn chẳng ỷ thị cao sang mà khinh người ngạo vật.
Học từ sức sống mãnh liệt và bền bỉ của cỏ cây, ta nhận ra rằng cây cỏ đang đợi chờ người, chờ người bạn đồng hành về bửu sở. Chúng mang lời vàng của Phật từ ngàn xưa để trao tặng cho người hữu duyên Phật pháp.
Sau khi học hai chữ bình thường tôi mới thấy rằng : coi chừng càng mong huy hoàng lộng lẫy càng bị rộn ràng phiền não vây quanh, càng phô trương thanh thế càng trở ngăn bước chân tự tại của mình.
Ta tập sống bình thường như cây cỏ, bình thường từ nơi nội tâm. Đó là bình thường tâm thị đạo. Bình thường ấy không phải là tầm thường, sơ sài, bề bộn, mà đó là rèn luyện tự tâm, không cố gắng phô trương hình thức bề ngoài để mà che đậy cái rỗng mục bên trong, cũng không phải cố gắng đến mức khổ hạnh cực đoan. Bình thường là trực tâm, là sống với con người thật của chính mình, là sống với đức hạnh. Bình thường như cánh nhạn lướt qua ao hồ, bóng in dưới nước nó không cần lưu giữ. Người đã sống bình thường được như vậy thì đáng là bậc phi thường trong cõi thế gian.
Chúng ta thử lắng lòng lại xem, ta có từng khinh khi địa vị của người quét đường người đổ rác hay những nghề khác không kiếm được nhiều tiền? Ta khinh họ hay ta tự khinh lấy chính mình? Nếu không có họ thì còn chỗ đâu cho người cao quý dạo chơi, còn chỗ nào cho người sang trọng sinh sống, khi khắp nơi đầy dẫy bụi bặm, rác rến và dịch bệnh. Đúng là làm người cống hiến một cách giản dị ở thế gian cũng phải có dũng khí gấp bội người thường. Vậy thì ta nên kính tri ân những bàn tay người làm đẹp cho thế gian này. Kính tri ân những tấm lòng cao quý, đã dấn thân vào bùn nhơ và nước
Cây cỏ nó sống để sau đó nó tái sinh trong một dáng hình mới trẻ trung để nó tồn lưu bài học khiêm nhường và bình dị.
Vài lời mộc mạc giản đơn như cây cỏ, cùng tấm lòng kính trọng và tri ân, xin kính tặng người hữu duyên khắp chốn. Với mong muốn tạo niềm tin vững chãi nơi hàng vạn con tim và khối óc của những kẻ âm thầm, những người rộn rã nhiệt tâm cống hiến cho nhân loại đầy xanh tươi và mát mẻ.
(Nguồn từ google)


Ngày thứ 10: BÀI HỌC TỪ CÂY CỎ -

Ngày thứ 10: BÀI HỌC TỪ CÂY CỎ

Ngày thứ 10: BÀI HỌC TỪ CÂY CỎ

Ngày thứ 10: BÀI HỌC TỪ CÂY CỎ

Ngày thứ 10: BÀI HỌC TỪ CÂY CỎ
Ngày thứ 10: BÀI HỌC TỪ CÂY CỎ
lên đầu trang